1. Modbus chuẩn truyền thông trong công nghiệp:
Được phát hành vào năm 1979. Là một giao thức giao tiếp nối tiếp, để sử dụng cho bộ lập trình điều khiển logic thông dụng ngày nay mà chúng ta gọi là PLC.
Vì truyền tín hiệu theo kiểu nối tiếp nên nó cũng giúp tiếc kiệm được việc đi day tín hiệu, tốc độ truyền tương đối cao phổ biến từ 9600 đến 19200 baud. Modbus là một chuẩn truyền thông phổ biến, tài liệu phong phú, nên sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận nhất là đối với những ai mới sử dụng lần đầu.
2. Biến tần Yaskawa GA700:
Là thế hệ biến tần mới kế thừa và phát huy truyền thống của dòng biến tần yaskawa chất lượng cao được giới thiệu vào năm 2016
- Dãy công suất hổ trợ từ 0.4-315(kw).
- Tích hợp sẵn braking unit lên đến công suất 75kW, bộ lọc EMC, DC reactor làm giảm nhiễu.
- Cho phép kết nối không dây để cài đặt và giám sát qua cổng bluetouth(option).
- Có sẵn cổng truyền thông RS485. Và option các profibus, profinet, Ethernet…
- Cấp bảo vệ đạt chuẩn IP20. Có thể tùy chọn cao hơn theo nhu cầu của nhà máy.
- Tích hợp bàn phím với màng hình LCD hiển thị nhiều thông tin hơn giúp dễ dàng quan sát và điều chỉnh .
3. Sơ đồ kết nối biến tần Yaskawa và PLC Delta:
4. Cài đặt thông số truyền thông modbus cho biến tần Yaskawa GA700 :
Mã cài đặt | Chức năng | Giá trị cài đặt |
H5-01 | Địa chỉ biến tần | Mặc đinh là 1 |
H5-02 | Tốc độ truyền | [3] 9600 Baud |
H5-03 | Party/Stop bit | [1] Even parity |
B1-01 | Tần số tham chiếu | [2] tham chiếu bằng
Truyền thông modbus |
B1-02 | Cách điều khiển | [2] điều khiển bằng
Truyền thông modbus |
5. Thanh ghi truyền thông cơ bản biến tần Yaskawa
Vi dụ: Muốn truyền lệnh Run cho biến tần dựa theo bảng địa chỉ truyền thông phía trên thì làm cách nào. Chúng ta chú ý 2 cột đã đánh dấu.
Cột đâu tiền là địa chỉ thanh ghi của biến tần ở đây chọn là 0001.
Cột đánh dấu thứ 2 là giá trị ta sẽ truyền xuống để biến tần nhận lệnh thực hiện. Ở đây Bit0 chức năng tạo tín hiệu Run cho biến tần. Ta set giá trị BIT0 lên 1 còn từ BIT1-BIT16 ta không sử dụng thì ta set toàn bộ bằng 0.Vậy giá tri để biến tần Run mà giá trị PLC cần gửi xuống là 0000000000000001=1.
1: Địa chỉ của biến tần muốn truyền xuống.
2: Địa chỉ thanh ghi trong biến tần.
3: Giá tri muốn ghi xuống thanh ghi của biến tần.
6. Hướng dẫn cài đặt và lệnh truyền thông trên PLC Delta:
A. Cài đặt truyền thông trên PLC Delta bằng phần mềm WPL Soft
Thật may mắn là PLC Delta có hỗ trợ cho việc truyền thông nên việc thực hiện cũng khá đơn giản. Ta chỉ cần thức hiện các bước đơn giản phía dưới. Thì các lệnh truyền thông sẽ tự động xuất hiện trên chương trình của chúng ta.
Bước 1: Chọn biểu tượng khoanh tròn hình bên dưới.
Bước 2:
- Bảng cài đặt cấu hình địa chỉ trên PLC sẽ xuất hiện
- Chú ý những phần khoanh tròn cài đặt giữa biến tần và PLC phải giống nhau.
- Sau khi cài đặt hoàn tất thì các lệnh cài đặt cấu hình truyền thông sẽ tự động xuất hiện như hình 5 và chúng ta chỉ việc sử dụng các lệnh truyền thông trên PLC để đọc và ghi giá trị lên biến tần.
B. Một số ví dụ về việc đọc và ghi giá trị từ PLC xuống thanh ghi biến tần Yaskawa.
Lệnh ghi trong PLC:
Yêu cầu: Khi có tín hiệu X0 thì biến tần sẽ Run
Giải thích:
- Dòng lệnh sau cờ M1002 dùng để cài đặt truyền thông( Tốc độ, số biết ,địa chỉ…)
- Khi có tín hiệu X0, PLC sẽ ghi giá trị K1 vào thanh ghi H1 trên biến tần, với địa chỉ của biến tần được cài đặt là 1.
Lệnh đọc giá trị trên PLC:
Yêu cầu: Thông qua truyền thông Modbus đọc giá trị tần số xuất ra của biến tần.
Giải thích:
- Khi có tín hiệu X0, PLC sẽ thực hiện lệnh đọc giá trị từ thanh ghi H24 của biến tần bằng lệnh MODRD, với địa chỉ biến tần là 1, độ lớn dữ liệu là 2 words.
- Giá trị đọc được sẽ được lưu vào thanh ghi D1073-D1074 của PLC. Từ đó chúng ta có thể sử dụng lệnh Move di chuyển giá trị đó đến một thanh ghi khác với mục đích xử lý, hay hiển thị qua HMI, Scada…